Vốn pháp định là gì? Tìm hiểu nhanh các quy định mới về vốn pháp định

25/07/2022 - View : 486

Vốn pháp định là gì? Ý nghĩa của việc sử dụng vốn pháp định như thế nào? cũng như quy định về vốn pháp định cho các tổ chức doanh nghiệp hay công ty ra sao? Cùng xem ngay sau đây.

Vốn pháp định là gì? 

Vốn pháp định được hiểu là nguồn vốn tối thiểu cần phải có để đăng ký thành lập công ty hay doanh nghiệp. Trong mỗi lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh khác nhau sẽ có quy định về mức vốn pháp định riêng và do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ấn định.

Vốn pháp định là gì?  1

Những điều cần biết về vốn pháp định

Để phân biệt nguồn vốn pháp định thì mọi người có thể căn cứ vào một số đặc điểm cơ bản đã được chúng tôi thống kê dưới đây:

Về phạm vi hoạt động

Nguồn vốn pháp định không áp dụng đối với các loại hình doanh nghiệp mà chỉ quy định cho một số lĩnh vực, ngành nghề nhất định, được nêu rõ trong Quyết định 27/2018/QĐ-TTG ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

Về đối tượng áp dụng:

Vốn pháp định được cấp đối với các chủ thể kinh doanh. Các chủ thể này bao gồm: các cá nhân, pháp nhân, tổ chức, hộ kinh doanh gia đình…

Ý nghĩa pháp lý

Nguồn vốn pháp lý được quy định cụ thể nhằm giúp các công ty, doanh nghiệp có thể tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh được tốt hơn sau khi thành lập. Đồng thời, nguồn vốn pháp định còn có thể phòng ngừa được những rủi ro không đáng có xảy ra trong quá trình kinh doanh.

Thời điểm cấp giấy xác nhận vốn pháp định

Giấy xác nhận vốn pháp định được cấp cho doanh nghiệp trước khi  cấp  giấy phép thành lập.

Vốn pháp định khác với vốn góp của các chủ sở hữu khác và với vốn kinh doanh

Theo quy định của pháp luật thì vốn pháp định thường nhỏ hơn hoặc bằng vốn góp, vốn kinh doanh.

Tùy thuộc vào từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh cụ thể mà có những ngành chỉ cần đăng ký vốn pháp định là đã có thể kinh doanh, tuy nhiên, cũng có những ngành nghề ngoài việc đăng ký thì còn cần phải thực hiện ký quỹ. Việc ký quỹ này nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được đảm bảo.

Vốn pháp định là gì?  12

Những ngành nghề kinh doanh nào yêu cầu vốn pháp định

Tùy theo từng ngành nghề riêng biệt mà vốn pháp định sẽ được các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu khác nhau. Sau đây là vốn pháp định của một số ngành nghề phổ biến cho các công ty hay tổ chức doanh nghiệp tại nước ta:

Cảng hàng không, sân bay: Theo Điều 8 Nghị định 92/2016/NĐ-CP – Vốn pháp định từ 100 đến 1300 tỷ đồng

Bất động sản: Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 76/2015/NĐ-CP –  Vốn pháp định từ  20 tỷ đồng

Kinh doanh hoạt động mua bán nợ: Theo Điều 7 Nghị định 69/2016/NĐ-CP – Vốn pháp định từ  100 tỷ đồng

Dịch vụ hàng không: Theo Điều 17 Nghị định 92/2016/NĐ-CP – Vốn pháp định từ  30 tỷ đồng

Kinh doanh bảo hiểm sức khỏe: Theo Nghị định 73/2016/NĐ-CP – Vốn pháp định từ  300 tỷ đồng

Chứng khoán: Theo Nghị định 58/2012/NĐ-CP và Nghị định 86/2016/NĐ-CP –  Vốn pháp định từ 10 đến 165 tỷ đồng

Dịch vụ sàn giao dịch nợ:  Theo Điều 8 Nghị định 69/2016/NĐ-CP – Vốn pháp định từ  500 tỷ đồng

Kinh doanh các dịch vụ đòi nợ : Theo điều 13 Nghị định 104/2007/NĐ-CP –  Điều kiện về vốn pháp định để thực hiện kinh doanh ngành, nghề này là 2  tỷ đồng và trong quá trình dịch vụ đòi nợ hoạt động phải không thấp hơn mức vốn pháp định.

Dịch vụ vận tải đa phương thức: điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 144/2018 – Các chủ thể hoạt động kinh doanh sau khi được cấp giấy phép kinh doanh thì phải đáp ứng có số tài sản tối thiểu là 80.000 SDR…..

Kinh doanh hoạt động bán lẻ theo hình thức đa cấp: Theo điểmB Khoản 1 Điều 7 Nghị định 40/2018/NĐ-CP –  Các doanh nghiệp phải đáp ứng mức vốn từ 10 tỷ đồng trở lên.

Trên đây là những giải đáp chi tiết nhất vốn pháp định là gì? Tìm hiểu nhanh quy định mới về vốn pháp định như thế nào. Hy vọng những thông tin này đã mang đến những kiến thức hữu ích cho bạn đọc. Ngoài ra, bạn có thể xem thêm nhiều thông tin về tài chính chinh doanh khác tại chuyên trang của chúng tôi nữa nhé.