Chứng quyền là gì? Tổng quan về lợi ích và rủi do khi giao dịch chứng quyền

26/07/2022 - View : 696

Chứng quyền là gì? Những lợi ích và rủi ro mà chứng quyền mang lại khi mua bán giao dịch loại chứng khoán? Nếu bạn chưa biết chứng quyền có đảm bảo là gì?  Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp ngay.

Chứng quyền là gì

Chứng quyền ( Stock Warrant) là một loại chứng khoán do các tỏ chức doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất phát hành ra. Mục đích chính của việc nắm giữ chứng quyền đó chính là cho phép người sở hữu được mua các cổ phiếu của doanh nghiệp theo đúng mức giá được quy định trước đó. Mức giá này luôn giữ như lúc quy định cho dù có bất kỳ biến động nào về thị trường hay giá trị của công ty.

Chứng quyền là gì

Công thức tính giá chứng quyền được tính như sau:

Giá chứng quyền = Giá trị nội tại + Giá trị thời gian

Trong đó:

  • Giá trị nội tại: Đây là yếu tố bị ảnh hưởng bởi sự chênh lệch của giá của chứng khoán cơ sở và giá thực hiện. Vì thế chỉ những chứng quyền có lãi mới có giá trị nội tại dương.
  • Giá trị thời gian: Là sựchênh lệch giữa giá CQ trên thị trường với giá trị nội tại. Thông thường giá trị này sẽ giảm dần theo thời gian và gần bằng 0 cho khi đến ngày đáo hạn.

Chứng quyền có đảm bảo là gì?

Chứng quyền là gì bạn đã biết rồi, vậy chứng quyền có đảm bảo thì khác nhau như thế nào?

Chứng quyền có đảm bảo – Covered Warrant (CW). Bạn có thể hiểu đây là một loại chứng khoán được phát hành riêng biệt bởi mỗi công ty, hay các tổ chức tài chính. Nó cho phép người sở hữu có thể mua lượng cổ phiếu của một doanh nghiệp với một mức giá đã được xác định sẵn ở một mốc thời gian xác định trong tương lai.

Đặc điểm nổi bật của chứng quyền có đảm bảo

Thông thường, chứng quyền có đảm bảo sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư bởi một vài yếu tố sau:

  • Được niêm yết với các mã giao dịch riêng trên các sàn chứng khoán.
  • CW có đảm bảo (CW) có chức năng hoạt động như một loại chứng khoán cơ sở thông thường.
  • CW có đảm bảo sẽ chịu sự giám sát của các Ủy ban Chứng khoán nhà nước.
  • CW luôn được liên kết với 1 mã chứng khoán cơ sở để dựa vào đó làm căn cứ xác định lãi hay lời.
  • Mức vốn bỏ ra để mua CW khá thấp và có khả năng nhận lại khoản sinh lời tương đương khi đầu tư vào cổ phiếu.
  • Khoản lỗ tối đa sẽ được giới hạn ngay tại thời điểm ban đầu mua.
  • Không áp lực Call margin khi giao dịch với CW.

Những lợi ích to lớn khi bạn đầu tư vào chứng quyền là gì

Đầu tư chính vào chính quyền đúng cách sẽ giúp các nhà đầu tư thu về khoản lợi nhuận lớn. Cùng xem những lợi ích của việc khi đầu tư vào chính quyền mà bạn có thể nhận được dưới đây.

Những lợi ích to lớn khi bạn đầu tư vào chứng quyền là gì

Tỷ suất sinh lợi cao

Giá chứng quyền có đảm bảo luôn dao động với biên độ rộng, về lý thuyết giá CW có thể dao động từ 100% – 200% trong vòng 24h. Vì vậy, số tiền tài khoản của bạn có thể sẽ tăng gấp 2i, gấp 3 kể từ khi nhà đầu tư mua CW đến ngày CW về (T + 2). Điều này là không thể đối với cổ phiếu cơ sở vì biên độ 1 ngày chỉ dao động là 7% -15% tùy thuộc vào sàn HNX, HSX hay Upcom.

Xác định mức lỗ tối đa, lợi nhuận đạt được không giới hạn

Nếu giá của chứng quyền cơ bản không có sự biến động như mong đợi, lúc này nhà đầu tư sẽ chỉ bị lỗ tối đa bằng mức phí bảo hiểm của chứng quyền mua. khoảng 7% -15% so với giá mua.

Thao tác giao dịch dễ dàng

Các nhà đầu tư có thể mua vào và bán ra chứng quyền trên tài khoản chứng khoán cơ sở mà không cần mở thêm 1 tài khoản mới. Đặc biệt bạn  không cần mở tài khoản chứng khoán với công ty chứng khoán phát hành CW mà vẫn có thể giao dịch CW bình thường trên sàn giao dịch.

Vốn đầu tư thấp

Nhà đầu tư không cần phải bỏ ra quá nhiều tiền để mua chứng khoán cơ sở mà chỉ cần đầu tư một số tiền nho nhỏ (7% -15%) để mua chứng quyền.

Không giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài

Nhà đầu tư hoàn toàn có thể thanh toán ngày đáo hạn bằng tiền mặt. Chính vì thế, nhiều nhà đầu tư nước ngoài có thể tham gia mua chứng quyền của những cổ phiếu đã hết room.

Trên đây là những giải đáp chi tiết về chứng quyền là gì? ? lợi ích cũng như cách tính chứng quyền đảm bảo mang lại. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn đọc. Ngoài ra, đừng quên cập nhật thêm nhiều thông tin khác về tài chính kinh doanh tại chuyên trang của chúng tôi nhé.