Chỉ số EPS là gì? Tổng quan về phân loại và cách tính Earning Per Share

26/07/2022 - View : 800

Chỉ số EPS là gì? Nếu như bạn thường xuyên theo dõi các thông tin báo cáo tài chính của các công ty hay doanh nghiệp chắc hẳn cụm từ này không còn xa lạ đúng không nào? Tuy nhiên, với những người mới tham gia vào lĩnh vực tài chính kinh doanh có thể sẽ chưa hiểu về các tính năng của Earning Per Share? Đừng lo lắng bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết nhất cho bạn.

Chỉ số EPS là gì?

Chỉ số EPS  – Earning Per Share là khoản lợi nhuận sau thuế mà nhà đầu tư thu được từ 1 cổ phiếu. Chỉ số này còn được hiểu đơn giản như một khoản lợi nhuận mà các nhà đầu tư có được dựa trên một lượng vốn bỏ ra ban đầu.

Chỉ số EPS là gì?

EPS còn được sử dụng như một phương pháp đánh giá khả năng sinh ra lợi nhuận của một một công ty, doanh nghiệp hay 1 dự án nào đó. Thông thường, các công ty, doanh nghiệp sẽ sử dụng chỉ số EPS như một thước đo để phân chia khoản lời lãi cho các cổ phiếu đang được lưu thông trên thị trường.

Ví dụ:

Một công ty K phát hành tổng số 10 triệu cổ phiếu thông thường trên thị trường chứng khoán. Lợi nhuận thu về sau thuế năm 2020 của công ty K là 1 triệu USD. Vậy thì lúc này, mỗi cổ phiếu sẽ có EPS ~ 10 USD. Hay hiểu đơn giản, 1 cổ phiếu của công ty K có lợi nhuận vào khoảng 10 USD.

Ý nghĩa của chỉ số EPS là gì

Như đã nói chia sẻ ở bên trên, chỉ số EPS được dùng để đánh giá tính hiệu quả của một công ty niêm yết cổ phiếu. Cụ thể, EPS có ý nghĩa như sau:

  • Chỉ số EPS – Phản ánh thực trạng kinh doanh của một công ty. Do đó khi nhìn vào EPS giúp bạn có thể dễ dàng lựa chọn nên đầu tư vào mã cổ phiếu nào.
  • Đây cũng là công cụ để so sánh tính hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong cùng một lĩnh vực nào đó.
  • EPS được sử dụng nhiều trong việc tính toán các chỉ số kinh tế khác, phổ biến nhất là ROE hay P/E.

Chỉ số P/E và EPS có mốỗi quan hệ như thế nào

Mối quan hệ giữa chỉ số P/E và EPS được thể hiện qua công thức dưới đây:

P/E = P/EPS

  • P: Giá của thị trường (Market Price)
  • EPS: Khoản lợi nhuận sau thuế trên mỗi một cổ phiếu
  • P/E: Phản ánh hệ số giá trên thu nhập.

Chỉ số EPS gồm những loại nào

Chỉ số EPS là gì bạn đã biết rồi, vậy EPS có những loại nào bạn đã biết chưa? Theo các số liệu mà chúng tôi thu thập được thì có 2 loại chính của chỉ số EPS mà bạn có thể biết đó là: EPS cơ bản và EPS pha loãng.

Chỉ số EPS là gì? 1

Basic EPS – EPS cơ bản

Basic EPS là thu nhập có sẵn cho mỗi cổ đông phổ thông chia cho lượng cổ phiếu phổ thông bình quân đang lưu hành trên thị trường. Mức thu nhập dành cho cổ đông phổ thông sẽ là thu nhập ròng còn lại sau khi cổ tức ưu đãi (nếu có) đã được trả.

Công thức để tính EPS cơ bản là:

EPS = (Thu nhập ròng – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi)/ Số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành 

Diluted EPS – EPS pha loãng

Diluted EPS là chỉ số EPS điều chỉnh mức độ rủi ro pha loãng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu do công ty phát hành các chứng khoán có khả năng chuyển đổi như (trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi hay ESOP…)

Công thức để tính EPS pha loang là:

EPS pha loãng = (Thu nhập ròng – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi)/(Lượng cổ phiếu đang lưu hành + Lượng cổ phiếu sẽ được chuyển đổi)

Theo chia sẻ của các nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm thì khi xét về mức độ chính xác, chỉ số EPS pha loãng có thể đưa ra các thông số chính xác cao hơn chỉ số EPS cơ bản. Lý do là bởi nó đo lường và phản ánh thực tế những thay đổi khối lượng cổ phiếu ở tương lai qua những biến cố, sự kiện xảy ra đối với doanh nghiệp.

Trên đây là những thông tin tổng quan nhất về chỉ số EPS là gì? Phân loại cũng như ý nghĩa của mỗi EPS đang có trên thị trường hiện nay.