Sự tích cây nêu ngày tết – Ý nghĩa của việc dựng cây nêu ngày tết

19/12/2018 - View : 1473

Sự tích cây nêu ngày tết chắc hẳn trong tuổi thơ của chúng ta không ai là không từng được nghe qua rồi phải không? Tuy nhiên, đến với hiện tại bây giờ, cuộc sống vội vã khiến nhiều người dần quên mất đi phong tục này

Từ xa xưa, cứ đến chiều 30 tháng Chạp, mọi nhà đều dựng nêu đón Tết. Đối với người dân Việt Nam, hình ảnh cây nêu ngày Tết được coi là biểu tượng văn hóa thiêng liêng xua tà ma, quỷ dữ mang đến may mắn bình an cho mọi nhà.

Không phải bỗng dưng cây nêu lại trở thành biểu tượng may mắn ngày Tết trong phong tục của người Việt như vậy. Mà nó xuất phát từ một sự tích, đó là Sự tích cây nêu ngày Tết mang đậm tính nhân văn, đã được lưu truyền qua bao thế hệ người Việt cho đến ngày nay.

Ý nghĩa của cây nêu

Như chúng ta đã biết, cây nêu là một loại thân cây, có thể là tre, cây họ tre hoặc thậm chí là cây mía, được người dân Việt Nam trồng trước sân hoặc trong nhà mỗi dịp Tết đến. Đối với người Kinh, cây nêu thường là cây họ tre, cao khoảng 5-6m, được tỉa sạch các nhánh và lá tre. Trong khi đó, cây nêu của các dân tộc thiểu số là cây gỗ chắc, được vẽ quanh thân. Tuy nhiên, “phiên bản gốc” của cây nêu là cây tre.

Trên ngọn cây nêu được buộc nhiều thứ (tùy theo phong tục địa phương) như vàng mã, các lá bùa hình bát quái, nhánh xương rồng, cá chép bằng giấy, giỏ tre đựng vôi và trầu cau, những khánh đất nung.

Những vật treo trên cây nêu đều có tác dụng nhất định, chẳng hạn như cá chép để Táo quân dùng làm phương tiện về trời nếu cây nêu được dựng ngày 23 tháng Chạp hay xương rồng, bùa chú, khánh đất nung lại có tác dụng trừ tà, xua đuổi ma quỷ và những điều bất hạnh của năm cũ, cầu mong một năm mới tốt lành. Đây là phong tục trong sự tích cây nêu ngày tết để lại

Ý nghĩa của sự tích cây nêu ngày tết

Sự tích cây nêu ngày tết như thế nào

Sự tích cây nêu ngày tết bắt đầu từ bao giờ và cũng không biết bằng cách gì, Quỷ chiếm đoạt tất cả đất nước. Người chỉ ăn nhờ ở đậu và làm rẽ ruộng đất của Quỷ. Quỷ đối với Người ngày càng quá tay. Chúng nó dần dần tăng số phải nộp lên gấp đôi và mỗi năm mỗi nhích lên một ít. Cuối cùng, chúng nó bắt Người phải nộp theo một thể lệ đặc biệt do chúng nó nghĩ ra là ăn ngọn cho gốc”. Người không chịu. Chúng nó lấy áp lực, bắt Người phải theo. Vì thế, năm ấy sau vụ gặt, Người chỉ còn trơ ra những rạ là rạ. Cảnh tượng xương bọc da thê thảm diễn ra khắp mọi nơi. Bên cạnh bọn Quỷ reo cười đắc ý, Người cơ hồ muốn chết rũ.

Phật từ phương Tây lại, có ý định giúp Người chống lại sự bóc lột tàn nhẫn của Quỷ. Sau mùa đó, Phật bảo Người đừng trồng lúa mà cào đất thành luống trồng khoai lang. Người cứ y lời làm đúng như Phật dặn. Quỷ không ngờ Người đã bắt đầu có mưu kế mới chống lại mình nên cứ nêu đúng thể lệ như mùa trước: Ăn ngọn cho gốc”.

Mùa thu hoạch ấy, Quỷ rất hậm hực nhìn thấy những gánh khoai lang chạy về nhà Người đổ thành từng đống lù lù, còn nhà mình chỉ toàn những dây và lá khoai là những thứ không nhai nổi. Nhưng ác nỗi, thể lệ đã quy định, chúng đành cứng họng không chối cãi vào đâu được.

Sang mùa khác, Quỷ thay thể lệ mới là “Ăn gốc cho ngọn”. Phật bảo người lại chuyển sang trồng lúa. Kết quả Quỷ lại hỏng ăn. Những hạt lúa vàng theo người về nhà, còn rạ phó mặc cho Quỷ. Quỷ tức lộn ruột nên mùa sau chúng tuyên bố “Ăn cả gốc lẫn ngọn”. Lần này Quỷ nghĩ:

– Cho chúng nó muốn trồng gì thì trồng, đằng nào cũng không lọt khỏi tay chúng tao.

Tuy nhiên thì Phật lại mách cho Người đổi giống cây trồng khác. Phật đem giao cho Người rất nhiều hạt giống của cây ngô để lấp đầy những thửa ruộng rộng lớn.

Năm ấy thì Người lại được thêm một lần sung sướng khi có thể nhìn thấy tất cả những công sức của mình bỏ ra không uổng phí. Trong từng căn nhà của Người thì thóc từ vụ trước còn chưa có ăn hết mà vụ này, từng gánh ngô lớn đã lại được chuyển về, đầy ắp những cót lớn.

Còn về phần của đám Quỷ thì ăn thêm một vố rất đau, chúng tức uất đến mấy ngày liền. Sau cùng thì Quỷ quyết định ép Người trả lại cho chúng tất cả những ruộng đất mà chúng cho làm rẽ. Trong bụng thì chúng thầm tính:

– Thà chúng ta chẳng được gì còn hơn là để chúng nó được ăn một mình thế kia.

sự-tích-cây-nêu-ngày-tết

Sư tích cây nêu ngày tết bắt đầu từ đâu

Uất ức vì không thu được nông sản, quỷ không cho người dân thuê ruộng. Phật bảo người dân đến mua lại của quỷ một khoanh đất bằng bóng chiếc áo cà sa treo trên ngọn tre. Thấy bán được khoanh đất nhỏ với giá hời, quỷ cũng đồng ý.

Khi người nông dân trồng cây tre xuống, cây tre vụt mọc cao lên tận trời, chiếc áo cà sao mở rộng như biển, bóng áo cà sa khi được mặt trời chiếu sáng che khắp mặt đất, che hết đất của quỷ.

Theo chuyên gia phong thủy, khi quỷ mất hết đất đai, phải lùi ra tận biển Đông. Uất hận, chúng tụ tập lại để đánh chiếm ruộng đất. Biết được quỷ sợ vôi bột, lá dứa, Phật chỉ cho người nông dân sử dụng những thứ đó và 3 lần đánh bại lũ quỷ. Quỷ bị đuổi ra tận biển Đông khóc than cầu xin Phật mỗi năm cho chúng vài ngày được về đất liền thăm phần mộ tổ tiên. Phật đồng ý mỗi năm vào dịp Tết Nguyên Đán cho quỷ về thăm phần mộ tổ tiên.

Từ đó trở đi, mỗi địp Tết đến, người dân lại dựng cây Nêu trước nhà, bên trên cây Nêu buốc 1 bó lá dứa, treo 1 chiếc niêu đất bỏ chút vôi bột bên trong, sau đó lấy vôi vẽ hình cánh cung hướng về phía đông để xua đuổi ma quỷ.

Cách dựng cây nêu ngày Tết ta

Chúng ta dùng cây tre làm nêu thường là loại tre già, cao, to, thẳng, lóng tre đều và trên ngọn để nguyên chùm lá tươi. Trên ngọn có thể buộc thêm một vài lá dứa để tượng trưng cho mây trời.

Thân cây có thể được trang trí bằng các loại cờ, đèn lồng, câu đối, khánh đất nung,… Dưới gốc rắc bột vôi trắng tạo thành vòng tròn hoặc hình cánh cung, mũi tên hướng ra phía cổng để xua đuổi tà ma.